Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, XTTM theo hướng ứng dụng khoa học, công nghệ, các nền tảng số sẽ tạo ra “đại lộ” cho hàng Việt vươn ra thế giới.
Xúc tiến thương mại gặp khó vì Covid-19
Phó Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương) Bùi Thị Thanh An cho biết: Dịch Covid-19 đã làm hầu hết các hội chợ thương mại quốc tế bị hủy bỏ do các quốc gia đóng cửa phòng dịch, khiến việc đưa DN tham gia giao thương đều phải dừng lại. Điều này dẫn đến việc DN sản xuất và đối tác mua hàng không có điều kiện gặp gỡ, trao đổi nên việc tiêu thụ hàng hóa rất khó khăn. “Việc các hội chợ quốc tế dừng tổ chức đã khiến DN Việt thiếu thông tin cập nhật về thị trường, gián đoạn quan hệ hợp tác kinh doanh với các đối tác nước ngoài” - bà An chia sẻ.
May hàng xuất khẩu tại Công ty Vit Garment - Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng " data-src="http://cdn.kinhtedothi.vn/524/2021/4/27/xcutien1.jpg"> May hàng xuất khẩu tại Công ty Vit Garment - Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng |
Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, song hoạt động XTTM vẫn chưa được đồng đều từ khâu sản xuất đến khâu tiếp thị và thâm nhập thị trường. Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Tô Hoài Nam nêu rõ: Dù đã có nhiều cố gắng hỗ trợ DN mở rộng thị trường tiêu thụ hàng Việt nhưng hoạt động XTTM chủ yếu thực hiện theo bề nổi như tổ chức các đoàn DN tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo… mà ít nội dung đi vào thực chất, dẫn đến việc thiếu thông tin cho DN tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới.
“Thậm chí, tại thị trường khu vực ASEAN, DN Việt cũng không nắm được danh sách khách hàng tiềm năng cũng như các đối thủ cạnh tranh, hoặc những thông tin về thị trường dành cho người Hồi giáo trong khu vực” - ông Nam nêu ví dụ.
Kết quả khảo sát HSBC Navigator 2020 do Ngân hàng HSBC thực hiện cho thấy, đa số DN Việt thiếu thông tin về chính sách và các FTA nên thường tập trung vào các thị trường gần mà thiếu chú trọng các thị trường xa.Đổi mới để thích nghiTheo các chuyên gia kinh tế, để mở rộng thị trường xuất khẩu khi dịch Covid-19 chưa được khống chế, bản thân các cơ quan XTTM, DN cần phải tìm ra phương thức kết nối mới, có thể ứng dụng trong nhiều bối cảnh khác nhau. Việc tận dụng các nền tảng công nghệ thông tin để tìm kiếm cơ hội giao thương thông qua kết nối online là giải pháp khả thi trong tình hình hiện nay.Cục trưởng Cục XTTM Vũ Bá Phú (Bộ Công Thương) chia sẻ: Trong lúc DN còn đang loay hoay với những kế hoạch XTTM bị bỏ dở vì dịch Covid-19, đơn vị đã đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối online, qua đó giúp DN tìm kiếm các đơn hàng. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, đã có trên 500 hội nghị quốc tế trực tuyến với trên 1 triệu phiên giao thương trực tuyến được tổ chức. Nhờ hoạt động này đến nay đã có hơn 2.000 lượt DN được hỗ trợ, kết nối với nhà mua hàng nước ngoài ở nhiều khu vực thị trường khác nhau, từ các nước thành viên EU, khu vực Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, châu Phi, Nhật Bản, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, Cục XTTM cũng ứng dụng công nghệ thông tin, mạng xã hội facebook, viber, zalo... để tạo sự kết nối thường xuyên, nhanh chóng giữa hệ thống cơ quan thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, hiệp hội ngành hàng với DN cung ứng, xuất khẩu.
Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Vũ Thanh Sơn cho biết: Nhờ kết nối trực tuyến, DN duy trì được các mối liên hệ với thị trường xuất khẩu, đồng thời cũng là công cụ tìm hiểu về xu hướng, diễn biến, nhu cầu thị trường… với chi phí chỉ bằng 1/10 so với xúc tiến trực tiếp. “Chi phí thấp nhưng đem lại hiệu quả gấp nhiều lần do được rút ngắn khoảng cách giữa các đối tác, khách hàng và DN. Hơn nữa, DN có thể tiếp thị toàn cầu, truy cập lấy thông tin cũng như giao dịch với khách hàng 24/7”- ông Sơn chia sẻ.
Đồng tình với ý kiến này, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Hà Nội Mạc Quốc Anh nêu rõ, kết nối giao thương trực tuyến là chìa khóa vàng để hàng hóa của DN Việt vươn ra toàn cầu. Không nên chỉ trông chờ vào các chương trình XTTM của Nhà nước, bản thân DN có thể tự chủ động giao thương, kết nối trực tuyến với các đối tác khắp thế giới thông qua việc sử dụng các sàn thương mại điện tử hay mạng xã hội; xây dựng website, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của công ty mình một cách chuyên nghiệp...
"Nhằm đổi mới công tác XTTM để thích nghi với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hỗ trợ DN tận dụng các cơ hội từ cuộc cách mạng này, trong năm 2021 Bộ Công thương sẽ đưa vào vận hành 5 ứng dụng, phần mềm bao gồm: Hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung quản lý khách hàng (CRM); hệ sinh thái XTTM; Cổng thông tin hướng dẫn xuất nhập khẩu hàng hóa; nền tảng đào tạo XTTM trực tuyến."- Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải |
Theo Kinh tế & Đô thị