Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển nhân lực vi mạch bán dẫn toàn cầu

Admin
TS. Nguyễn Thanh Tuyên - Phó Cục trưởng Công nghiệp Công nghệ Thông tin truyền thông đánh giá Đà Nẵng có cơ hội phát triển công nghệ thiết kế, vi mạch bán dẫn sau Hiệp định đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ.

Việt Nam tốc độ tăng trưởng của ngành Công nghiệp công nghệ giảm nhiều trong 5 năm gần. Năm 2023 dự báo tăng trưởng thấp, có thể âm cần phải thay đổi mô hình phát triển, lựa chọn những lĩnh vực mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Vi mạch, Bán dẫn…

Công nghiệp điện tử, bán dẫn Việt Nam chủ yếu do FDI nắm giữ, tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng thấp, thâm dụng nhiều vốn và lao động như lắp ráp, đóng gói, thử nghiệm.

Hợp tác với "siêu cường" bán dẫn thế giới 

Ngày 10 - 11/9, Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ song phương lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện” kể từ sau chuyến viếng thăm của Tổng thống Mỹ - Joe Biden tại Việt Nam. Trong bản tuyên bố về nâng cấp quan hệ, hai nước đã thiết lập “Quan hệ đối tác mới về bán dẫn nhằm hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn bền vững linh hoạt cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động Hoa Kỳ”.

Theo nhận định của TS. Nguyễn Thanh Tuyên, đây là bước đi quan trọng, làm sâu sắc thêm hợp tác trong lĩnh vực công nghệ trọng yếu và mới nổi, xây dựng chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu tốt hơn cho ngành công nghiệp bán dẫn. Nhiều cơ quan chức năng Việt Nam đang có những thỏa thuận hợp tác về phát triển nguồn nhân lực trong ngành sản xuất chip bán dẫn với các công ty hàng đầu của Mỹ.

Với sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến đến thăm của Thủ tướng tại Hoa Kỳ từ 17 – 23/9, Synosys (công ty thuộc S&P 500 – dẫn đầu toàn cầu về tự động hóa thiết kế điện tử (EDA và IP bán dẫn) và Cục Công nghiệp Công nghệ Thông tin – Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ký biên bản ghi nhớ về hỗ trợ phát triển ngành  vi mạch bán dẫn Việt Nam.

1fe391732f6cfb32a27d

Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn toàn cầu.

Theo đó, đáng chú ý Synopsys và Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký biên bản ghi nhớ về phát triển nguồn nhân lực tài năng thiết kế vi mạch (IC) tại Việt Nam, trong đó Synopsys hỗ trợ NIC thành lập một Trung tâm Ươm tạo thiết kế chip.

Việc hợp tác với “ông lớn” Mỹ - siêu cường bán dẫn thế giới có nhiều lao động trình độ cao, trong đó có đội ngũ Việt kiều mở ra những vận hội. Các công ty lớn của Mỹ đang tìm cách đa dạng hóa, cơ cấu lại chuỗi cung. Mỹ phải đẩy sản xuất ra bên ngoài vì lương Mỹ cao, cạnh tranh kém. Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác chiến lược toàn diện, tập trung vào công nghệ bán dẫn bởi các nước đã phát triển ngại học STEM nên thiếu nhân lực này trong khi Việt nam có thể đáp ứng.

Theo TS. Tuyên, đối với công nghệ số hiện nay khác với cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, công nghệ và sản phẩm đôi khi tách rời nhau. Người sở hữu sản phẩm ưu việt không nhất thiết sở hữu công nghệ ưu việt. Ông thí dụ như những sản phẩm có thị trường và doanh thu lớn sản xuất/lắp ráp ManuFacturing đang nổi lên như là nhu cầu mới với module liên lạc có âm thanh lớn, năng lực manufacturing ở khu vực châu Á mạnh.

Từ đó, xác định xu hướng tương lai trong lĩnh vực vi mạch, Cục trưởng cho rằng hiện có rất nhiều nhà cung cấp chip AI (trí tuệ nhân tạo), điện toán đám mây và điện toán biên. Doanh nghiệp Việt Nam có thể tự làm chip AI, dựa trên công cụ của Synopsys. Bên cạnh chip AI có rất nhiều các loại ứng dụng cần bộ vi điều khiển (MCU Microcontroller), hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm từ SoC (System on Chip) đến SiP (System in Package) là thị trường ngách mà doanh nghiệp Việt Nam có thể phát triển.

Phân khúc IC cho tín hiệu analog và cho phân khúc vi điều khiển là phân khúc tiềm năng cho Việt Nam với các lý do: “Không có một nhóm doanh nghiệp độc quyền như phân khúc Logic và Memory, phát triển dựa trên đặc thù của từng usecase, đa số phù hợp với IoT và Edge-AI (xử lý Ai tại biên)”, ông Tuyên chia sẻ.

Các IP-core của Synopsys bao gồm loại công nghệ đúc chip 28nm trở lên. Các doanh nghiệp Việt Nam như Viettel, VNPT có thể mở rộng công nghiệp viễn thông thành công nghiệp IoT (Internet vạn vật), phát triển các chip set cho các ứng dụng IoT, Edge-AI dùng trong nhà thông minh, thành phố thông minh, nông nghiệp…

d7ad56d095cf419118de

 Các chuyên gia đóng góp ý kiến trong ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng 2023.

Synosys sẽ đào tạo kỹ sư Việt sử dụng các module của Synopsys (Từ đại học hoặc đang đi làm) để thiết kế chip; Đào tạo tập huấn cho doanh nghiệp Việt Nam làm chủ toàn bộ quy trình từ A-Z trong thiết kế chip. Đồng thời, Synosys tư vấn cho Việt Nam xây dựng R&D Fab khi cộng đồng thực hiện sản xuất đủ lớn.

Doanh nghiệp Mỹ tham gia xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp về thiết kế vi mạch (analog, MCU), kỹ thuật điện tử (Autumation, production) và sẽ phối hợp các trường đại học hàng đầu để hợp tác chặt chẽ với Marvell trong việc triển khai chương trình giảng dạy đó. Bên cạnh việc tiếp tục phát triển đội ngũ kỹ sư người Việt tại Việt Nam phát triển các sản phẩm hàng đầu của Marvell, đề nghị Marvell đầu tư nhiều hơn nguồn lực phát triển thị trường.

Các mảng chính của công nghiệp Việt Nam như Automotive, Data Center, Telecom rất phù hợp với các dòng sản phẩm của Marvell Add a footer 15.

Đề xuất phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng

Không phải ngẫu nhiên, TS  Nguyên Thanh Tuyên nhận định Đà Nẵng có những cơ hội để trở thành trung tâm ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn toàn cầu. Hiện Đà Nẵng có hệ thống cơ sở đào tạo công nghệ thông tin tại các trường Đại học Đà Nẵng: ĐH Bách khoa, ĐH Duy Tân, ĐH Công nghệ thông tin Việt Hàn, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Sư phạm, ĐH Đông Á hay Cao đẳng Công nghệ thông tin, Cao đẳng FPT Polytechnic, Cao đẳng Phương Đông, Cao đẳng Đại Việt, Cao đẳng Nghề số 5, Cao đẳng Lạc Việt 3.

Từ những cơ hội nói trên về ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, cần xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm thiết kế vi mạch, bán dẫn khu vực. Biến Đà Nẵng trở thành một điểm đến hấp dẫn để các công ty Mỹ đến và mở trung tâm thiết kế.

Thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học Mỹ, Việt Kiều tại các nước tiên tiến, đặc biệt là tại Mỹ đến Đà Nẵng để tham gia phát triển các ngành điện tử, vi mạch bán dẫn. Đây là giải pháp giúp Đà Nẵng nhanh chóng hình thành các trung tâm R&D có khả năng phát triển các sản phẩm điện tử, vi mạch “Make in Vietnam” phục vụ cho các thị trường ngách trong nước, từng bước hướng đến xuất khẩu.

f877c039c713134d4a02 (1)

 Đà Nẵng hiện có hệ thống cơ sở đào tạo Công nghệ thông tin tại các trường Đại học, Cao Đẳng cần có chính sách cụ thể để phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn hiện đang bị thiếu hụt nhân lực trầm trọng.

Vi mạch bán dẫn được các chuyên gia xem là ngành công nghiệp “tỷ đô”, nắm giữ vai trò nền tảng đối với điện toán, truyền thông, IoT, ứng dụng mạng xã hội, là nguyên liệu hấp dẫn đối với giới vật lý, khoa học vật liệu, khoa học thiết kế và khoa học môi trường.

Ông Võ Đức Anh - Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Đà Nẵng - cho biết thêm, định hướng xây dựng và phát triển Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố xác định “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á với vai trò là trung tâm về khởi nghiệp, Đổi mới sáng tạo”.

Đà Nẵng được tạo động lực cho phát triển khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Tiếp theo đó, hoàn thiện mô hình và cơ chế, chính sách để tạo sự phát triển đột phá đối với các khu công nghệ cao để phát triển các khu đô thị sáng tạo đạt đẳng cấp quốc tế; thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.

Từ những gợi mở để phát triển Đà Nẵng trở thành Trung tâm nhân lực công nghiệp vi mạch bán dẫn toàn cầu cần có những chính sách quan tâm đặc biệt, cân đối, cụ thể để làm lực bẩy, nắm bắt thời cơ và có những hành động thiết thực sớm định hình thương hiệu giải quyết bài toán thiếu nhân lực trầm trọng cho ngành không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn cầu hiện nay.

Bảo Hòa