DeFi là gì? Tài chính phi tập trung có gì đặc biệt?

DeFi trở thành một thuật ngữ quen thuộc trong những năm gần đây, nhưng không phải ai cũng hiểu được rõ xu hướng này và còn tỏ ra e ngại.

DeFi - tài chính phi tập trung là gì?

Khái niệm DeFi

Defi là từ viết tắt của “Decentralised Finance” hay còn gọi là tài chính phi tập trung.

Nói một cách đơn giản, DeFi là phiên bản điện tử của ngành tài chính, nhưng không giống như ngành tài chính truyền thống, DeFi không có cơ quan quản lý tập trung. Cộng đồng sẽ cùng nhau đưa ra tất cả các quyết định quan trọng liên quan đến hình thức tài chính đó.

Đặc điểm DeFi

Permissionless (tạm dịch không cần cấp phép): Người tham gia sẽ bình đẳng như nhau mà không cần phải đăng ký với thủ tục quá phức tạp.

Transparent (Minh bạch): Những yếu tố do con người tác động có thể được hạn chế vì mọi hoạt động trên hệ thống đều được ghi nhận và công khai.

Chi phí thấp: Chính vì không có đơn vị đứng trên tất cả, mọi chi phí sẽ không thông qua bên thứ 3 và từ đó được cắt giảm một cách đáng kể.

Bản chất của DeFi

DeFi được vận hành và ứng dụng công nghệ blockchain. Do đó, nó tận dụng được các ưu điểm của blockchain:

Tính phi tập trung: Không tồn tại vai trò của cơ quan chức năng hay tổ chức.

Không cần sự cho phép: Người dùng bình đẳng và không phải đăng ký với thủ tục phức tạp.

Chi phí thấp: Chính vì không có tổ chức hay cơ quan, nên mọi chi phí qua bên thứ 3 đều được cắt giảm.

Tính minh bạch: những yếu tố do người tác động sẽ được hạn chế vì mọi hoạt động đều được ghi nhận & công khai trên hệ thống.

Không cần uỷ thác: Người dùng cần uỷ thác tài sản cho bên thứ 3. Người đảm nhận vai trò lúc này sẽ là Smart Contract, đồng thời duy trì luật chơi trong thị trường DeFi.

Quá trình phát triển của DeFi

Khởi đầu từ Bitcoin

Bitcoin là khởi nguồn của tất cả tiền điện tử nói chung. Bitcoin cho phép thực hiện các giao dịch giữa bất kỳ ai sử dụng internet theo một cách phi tập trung, tạo ra các giao dịch – là một chức năng cơ bản của tài chính, vì vậy Bitcoin có yếu tố DeFi trong đó.

Sự ra đời của Ethereum

Bitcoin được cộng đồng DeFi coi là tiền tệ của internet, còn Ethereum thì không như vậy.

Việc có các giao dịch phi tập trung, ẩn danh, không kiểm duyệt là điều tuyệt vời, nhưng kinh tế – tài chính không chỉ dừng lại ở đó. Các nghiệp vụ tài chính khác như vay, cho vay, cấp vốn, các công cụ phái sinh mới là thứ tạo nên sự sôi động của phố Wall. Bitcoin được xây dựng trên ngôn ngữ Script – không phù hợp cho các nghiệp vụ này do hạn chế các câu lệnh. Ethereum với ngôn ngữ lập trình Solidity nhanh chóng trở thành một nền tảng hợp đồng thông minh phổ biến vì đáp ứng được các tiêu chí trên.

Ethereum ra mắt vào năm 2015 và từ đó đến nay, nền tảng blockchain này vẫn liên tục thu hút các developer. Ngày càng có nhiều ứng dụng đơn giản như các trò chơi đến các ứng dụng tài chính phức tạp như hiện nay.

Giao thức DeFi lâu đời nhất

Một trong những dự án lâu đời nhất trên Ethereum là Maker – một giao thức cho phép đúc ra stablecoin (tiền ảo ổn định) phi tập trung đầu tiên -  DAI.

Sự phát triển của Maker được tài trợ bởi Venture Capital và ra mắt vào cuối năm 2017. Lúc đầu DAI chỉ được đúc bằng tài sản thế chấp là ETH, tuy nhiên số lượng tài sản thế chấp được chấp nhận đã mở rộng vào cuối năm 2019.

Maker là một trong những mắt xích quan trọng trong kỷ nguyên DeFi và là dự án tiên phong trong phong trào tạo ra các giao thức phi tập trung.

Sàn giao dịch phi tập trung đầu tiên

Trái với hiểu nhầm thông thường rằng sàn giao dịch phi tập trung chỉ mới xuất hiện vào năm 2019 - 2020, EtherDelta – sàn giao dịch phi tập trung đầu tiên đã xuất hiện từ năm 2017. EtherDelta cho phép trao đổi các token thuộc chuẩn ERC20 thông qua cơ chế order-book tương tự các sàn tập trung.

Mặc dù lúc đó không có nhiều sàn giao dịch phi tập trung như hiện tại, EtherDelta vẫn ít được biết đến do trải nghiệm người dùng kém và phức tạp. Người dùng chủ yếu sử dụng EtherDelta để giao dịch các token sau khi ICO, nhưng chưa được niêm yết trên các sàn giao dịch tập trung.

Một trong những sự kiện đáng kể có thể coi là vụ hack DEX đầu tiên. Hacker giành được quyền truy cập vào giao diện của EtherDelta và chuyển hướng họ đến một trang web lừa đảo – ước tính 800.000 USD đã bị đánh cắp.

Ngày 2/11/2018, phiên bản đầu tiên của Uniswap được công bố. Uniswap rõ ràng là một mảnh ghép tối quan trọng trong không gian DeFi. Trái ngược với EtherDelta, Uniswap được xây dựng dựa trên các khái niệm hoàn toàn mới như “nhóm thanh khoản”, tận dụng mô hình 

Gọi vốn cộng đồng - ICO

Cùng trong năm 2017, một trong những ứng dụng phổ biến nhất của Ethereum được khai thác - ICO (Initial Coin Offering) - gọi vốn cộng đồng.

Các dự án mới, thay vì huy động tiền bằng các phương pháp truyền thống, thiếu sự minh bạch thì giờ đây, họ có thể phát hành các token của riêng họ để đổi lấy ETH. Mặc dù về lý thuyết, đây là ý tưởng không tồi, nhưng việc thiếu cơ chế cũng như động lực để thúc đẩy các đội nhóm phát triển sau khi gọi vốn thành công, đã tạo nên nhiều dự án ma – không có gì ngoài 1 bản whitepaper sơ sài.

Trong số các dự án ICO đó, vẫn còn các dự án DeFI tồn tại đến hiện tại trước khi tiến đến “điểm bùng phát”.

defi

Các thành phần quan trọng trong DeFi

Yield Farming (Canh tác năng suất)

Đây là thuật ngữ để chỉ những người tạo ra được nhiều lợi nhuận nhất có thể từ tài sản đã đầu tư bằng việc cung cấp thanh khoản cho các giao thức DeFi. Yield Farming chủ yếu được thực hiện bằng cách sử dụng token ERC20 trên Ethereum và phần thưởng cũng giống vậy. Có một số giao thức sẵn có trong hệ sinh thái DeFi cho phép người dùng trên toàn cầu khóa crypto (tiền ảo) của họ và kiếm tiền từ đó.

Người đào tiền ảo sẽ liên tục chuyển tiền của chính họ theo các giao thức khác nhau để kiếm lợi nhuận cao cho mình.

Liquidity Mining (Khai thác thanh khoản)

Hình thức kiếm tiền bằng cách gửi tiền vào trong một nền tảng, nền tảng đó sinh lời và bạn sẽ được chia lời phần lợi nhuận đó. Phần thưởng này thường là quản trị token.

Margin Trading (Giao dịch ký quỹ)

Trong thị trường chứng khoán truyền thống, có một khái niệm gọi là giao dịch trong ngày. Bạn sẽ trả một số tiền nhất định cho người môi giới và bạn được đầu tư gấp nhiều lần số tiền đó. Vào cuối ngày, bạn sẽ phải trả lại số tiền đã vay kèm theo phí, số tiền dư còn lại sau khi đầu tư thành công sẽ là lợi nhuận của bạn.

Một số nhà cung cấp dịch vụ DeFi cho phép bạn thực hiện giao dịch ký quỹ, thay vì là cổ phiếu thì trong thế giới crypto sẽ sử dụng tiền điện tử. Một trong những nền tảng phổ biến nhất về giao dịch ký quỹ trong không gian DeFi là sàn giao dịch tiền ảo.

Những sản phẩm trong hệ sinh thái DeFi

Stablecoin (tiền ảo ổn định)

Stablecoin là đồng tiền được thiết kế để giá trị của nó duy trì ổn định, giá trị này neo/gắn với giá tài sản trong thế giới thực, phổ biến nhất là các đồng tiền pháp định trong thế giới thực như đồng đô la Mỹ.

Các tài sản như BTC, ETH, XRP, LTC,… có giá trị biến động do đó gây ra việc khó quản lý và trao đổi giá trị theo thời gian, chỉ phục vụ để nắm giữ như là một loại tài sản lưu trữ và người dùng không mong muốn sử dụng cho mục đích thanh toán.

Do đó Stablecoin giúp người dùng dễ tiếp cận hơn và giao dịch hiệu quả hơn. Stablecoin được phát hành trên blockchain thông qua công nghệ mã hóa tài sản. Việc phát hành các Stablecoin và các tài sản mã hóa cũng chứa nhiều yếu tố rủi ro, vì nhà phát hành token chỉ cam kết giá trị của nó qua một cách thức phát hành nhất định.

Ba cơ chế phát hành phổ biến hiện nay của Stablecoin, cụ thể: 

Phát hành dựa trên cơ chế thế chấp ngoài chuỗi. Các tài sản cơ bản được lưu trữ bằng dịch vụ ký quỹ, ví dụ như ngân hàng thương mại. Điển hình là đồng USDT do công ty Tether Limited phát hành, cam kết mỗi USDT sẽ được quy đổi bằng 1 USD thực tế. Phát hành dựa trên cơ chế thế chấp trên chuỗi.

Tài sản thế chấp trên chuỗi bị khóa trên blockchain, thường là trong một hợp đồng thông minh. Điển hình là token DAI, đồng tiền được phát hành được thế chấp ETH trong hợp đồng thông minh của MakerDAO.

Phát hành thông qua thuật toán như đồng Ampleforth, Basic Cash (BAC), Reserve Rights.

Sàn giao dịch phi tập trung

Sàn giao dịch phi tập trung được thiết kế trên blockchain, cho phép giao dịch ngang hàng và toàn bộ thực hiện trên chuỗi mà người dùng không cần lưu ký tài sản.

Người dùng muốn giao dịch phải đăng ký tài khoản qua email hoặc số điện thoại, và ký quỹ tài sản với sàn để thực hiện các tính năng giao dịch. Mặc dù các trải nghiệm giao dịch cực kỳ tốt nhưng vấn đề nghiêm trọng đó là người dùng không truy cập sở hữu trực tiếp tài sản của họ, dẫn đến rủi ro là hệ thống sàn phi tập trung xảy ra sự cố thì toàn bộ tài sản người dùng sẽ bị đánh cắp.

Các đặc tính cơ bản của sàn giao dịch phi tập trung: Giao dịch phi lưu ký hông giám sát, không cần sự tin cậy, giao dịch trên chuỗi và ngang hàng, không cần xác minh danh tính, không giới hạn thanh khoản.

Hoạt động cho vay

Khái niệm

Hoạt động cho vay trên nền tảng phi tập trung diễn ra giữa người vay và người cho vay không yêu cầu xác minh danh tính. Nghĩa là người cho vay kiếm được lãi suất, người đi vay vay được tiền mà không cần sự tin cậy, và cho phép. Mọi hoạt động đều diễn ra trên giao thức của blockchain.

Đặc điểm cho vay DeFi

Thứ nhất, tín dụng cho vay phi tập trung có thể được cung cấp với điều kiện khoản hoàn trả tự động, nghĩa là người đi vay nhận được tiền, sử dụng và hoàn trả chúng, tất cả trong cùng một giao dịch blockchain.

Giả sử người đi vay chưa trả lại tiền (cộng với lãi suất) vào cuối chu kỳ, giao dịch sẽ không hợp lệ và bất kỳ kết quả nào của nó (bao gồm cả chính khoản vay) sẽ được hoàn nguyên.

Các khoản vay này là một ứng dụng thú vị nhưng vẫn mang tính thử nghiệm cao. Mặc dù các khoản vay nhanh chỉ có thể được sử dụng trong những ứng dụng được thanh toán tự động và hoàn toàn trên dây chuyền, nhưng chúng là một công cụ mới hiệu quả để kinh doanh chênh lệch giá và tái cơ cấu danh mục đầu tư. Do đó, chúng đang trên đà trở thành một phần thiết yếu của hoạt động cho vay DeFi.

Thứ hai, các khoản vay có thể được đảm bảo hoàn toàn bằng tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp được khóa trong một hợp đồng thông minh và chỉ được giải phóng khi khoản nợ được hoàn trả.

Các nền tảng cho vay thế chấp tồn tại ở ba biến thể: Vị thế nợ có thế chấp là các khoản vay sử dụng các token mới được tạo; thị trường nợ thế chấp gộp và thị trường nợ thế chấp P2P, trong khi thị trường nợ sử dụng các token hiện có và yêu cầu sự phù hợp giữa một bên đi vay và một bên cho vay. 

Hoạt động cho vay trên DeFi lâu đời nhất đó là nền tảng MakerDAO, một trong những hệ thống nổi bật với mô hình khá sáng tạo của mình. 

Các nền tảng cho vay phổ biến nhất hiện nay là Aave (Boado, 2020), Compound (Leshner và Hayes, 2019) và dYdX (Juliano, 2017).

Sản phẩm phái sinh

Sản phẩm quản lý tài sản:

Sản phẩm bảo hiểm

Khi nói đến bảo hiểm, chúng ta thường nhắc đến các rủi ro. Trong các giao thức tài chính phi tập trung, rủi ro đối với các giao thức là không thể tránh khỏi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến hợp đồng thông minh bị tấn công, hoặc gặp sự cố dẫn đến thất thoát tài sản.

Cơ chế bảo hiểm hiện nay chủ yếu được sử dụng để bảo vệ các giao thức như vay (lending), canh tác năng suất (yield farming) và khai thác thanh khoản (liquidity mining). Mô hình bảo hiểm được sử dụng là hình thức bảo hiểm ngang hàng, được cam kết trong một hợp đồng thông minh.

Người mua bảo hiểm bằng cách sở hữu token được phát hành bởi hợp đồng bảo hiểm, và sẽ được thanh toán khi xảy ra sự cố, hoặc cung cấp bảo hiểm để kiếm lợi nhuận. Điển hình sản phẩm này là dự án Nexus Mutual, Cover, Union, insurAnce Protocol,…

Các sản phẩm NFT

NFT (non-fungible token) là một dạng tài sản mã hóa. Đặc điểm của nó là không thể thay thế, thuật toán mã hóa trong tiêu chuẩn này đối với mạng lưới blockchain Ethereum là ERC-721 hoặc ERC – 1151.

NFT từ việc mã hóa các tài sản công nghệ số và tài sản từ thế giới thực trên blockchain. Nghĩa là nó đại diện cho một thực thể duy nhất trên blockchain, có thể tạm gọi là chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản đó.

Sự kết hợp giữa NFT và các sản phẩm còn lại của DeFi khiến DeFi trở nên sinh động và hấp dẫn. Không chỉ dừng lại ở các dịch vụ tài chính, NFT mở ra các cơ hội về khám các tiềm năng kinh tế về âm nhạc, nghệ thuật, thể thao, sưu tầm, game, marketplace,… mà tưởng chừng như chỉ dừng lại ở phương thức hoạt động truyền thống

Các ứng dụng DeFi

Giao thức cho vay mở

Các giao thức cho vay mở có lẽ đã đạt được sự chú ý gần đây hơn bất kỳ danh mục tài chính mở nào khác trong DeFi. Phần lớn là do sự gia tăng nhanh chóng trong việc sử dụng Dai và các giao thức P2P khác như Dharma và thiết kế pool thanh khoản như Compound Finance. Cho vay phi tập trung cũng đang tạo được tiếng vang đáng kể.

Nền tảng phát hành và đầu tư

Khái niệm Issuance platform bao hàm nhiều loại nền tảng, sàn giao dịch, nổi bật trong đó là các nền tảng phát hành token chứng khoán, bởi hình thức phát hành token chứng khoán vẫn đang gặp nhiều trở ngại về pháp lý.

Các nền tảng phát hành token chứng khoán nổi bật là Polymath và Harbor. Hai nền tảng này cung cấp framework, công cụ và tài nguyên cho các nhà phát hành để khởi chạy chứng khoán đã được mã hóa trên blockchain.

Thị trường dự đoán phi tập trung

Là một trong những thành phần hấp dẫn nhất của DeFi. Hình thức này khá rất phức tạp nhưng mang lại tiềm năng to lớn. Augur là một nền tảng dự đoán phi tập trung được xây dựng trực tiếp trên Ethereum. Bạn có thể dự đoán từ địa lý đến tài chính, chính trị…tất tần tật vấn đề trên nền tảng này. Ngoài ra, Gnosis cũng là nền tảng dự đoán đã thu hút được sự chú ý của cộng đồng Bitcoin & Altcoin.

Sàn giao dịch và thị trường mở

DEX – sàn giao dịch phi tập trung và P2P là hai hình thức tài chính phi tập trung phổ biến. Đây là những nền tảng tài chính không cần đến bên thứ 3.

DEX không kiểm soát hay giữ token của khách hàng mà để họ tự quản lý coin/token của mình. Các giao dịch sẽ diễn ra tự động giữa các người dùng thông qua network P2P. Vì vậy, DEX sẽ đảm bảo tính an toàn và bảo mật cao hơn so với các sàn tập trung hiện nay.

Tuy nhiên, hiện nay các sàn DEX chưa thực sự có khối lượng giao dịch vì nhiều lý do. Lý do thường thấy là UI chưa thận thiện, và đây chỉ mới là giai đoạn chấp nhận sơ khai của loại sàn giao dịch này. Top các sàn DEX có thể kể đến là IDEX, Binance DEX, EtherDelta, KyberSwap…

Những thách thức của DeFi

Chi phí các giao dịch đắt đỏ

Với sự nở rộ của DeFi năm 2020 cho đến thời điểm hiện tại, giá trị vốn hóa của DeFi đã đạt ngưỡng hơn 50 tỷ USD vào tháng 7/2021. Một sự tăng trưởng nhanh chóng, dẫn đến việc chi phí tham gia mạng lưới càng ngày trở nên đắt hơn và không phù hợp với các giao dịch vi mô. Một phần là do chi phí với các hoạt động DeFi chưa thực sự được cắt giảm tối đa.

DeFi tự hào về chi phí thấp nhưng do biến động giá mạnh của các đồng coin được thế chấp, và nếu hợp đồng cho vay bị thanh khoản, người dùng sẽ phải đóng thêm một khoản phí ổn định (stablefee) dao động từ 11 đến 13%.

Quá nhiều ứng dụng trên thị trường

Các ứng dụng kể trên chỉ gói gọn và là các sản phẩm điển hình. Những ý tưởng sản phẩm sáng tạo chưa được cập nhật đầy đủ vì hiện tại có quá nhiều ứng dụng tồn tại trong lĩnh vực DeFi.

Điều này sẽ giúp mọi người có nhiều lựa chọn hơn. Dù vậy, chính sự thừa cung này khiến người dùng đôi chút hiểu nhầm về các ứng dụng và tính năng của chúng. Các thương hiệu chưa xác định được rõ ràng sự khác biệt của mình để người dùng biết chọn dịch vụ nào cho phù hợp.

Rủi ro hệ thống

Như đã nói ở trên, toàn bộ mạng lưới có tính chất phân quyền và dữ liệu bất biến, nên khả năng bị tấn công hoặc các sự cố giao dịch của cá nhân là không thể tránh khỏi, nhưng chắc chắn không có một đơn vị nào đứng ra chịu hoàn toàn trách nhiệm và giải quyết. Ví dụ như mô hình cho vay, vì neo giá vào tiền điện tử nên các đồng stablecoin được tạo ra nếu tiếp tục được bơm theo vòng dưới dạng tài sản thế chấp, từ đó có thể tạo ra một lượng giá trị ảo.

Rủi ro giao thức là không thể tránh khỏi, và nhà lập trình luôn phải có phương án dự phòng. Sự kiện tấn công lớn nhất đến nay vẫn là sự sụp đổ của tổ chức tự trị phi tập trung DAO.

Rủi ro về pháp lý

Không một giao dịch hoặc mô hình DeFi và bất kỳ sản phẩm nào của DeFi được bảo chứng bởi pháp luật bởi các quốc gia trên thế giới. Do đó mô hình DeFi sẽ có nhiều rủi ro khi bất kỳ đội ngũ dự án xây dựng ứng dụng cố tình lừa đảo cũng sẽ không tránh khỏi và không chịu các ràng buộc của pháp luật.

Chỉ trích liên quan đến DeFi

Vitalik Buterin cảnh báo các nhà đầu tư không nên quá lạc quan vào lĩnh vực tài chính phi tập trung (DeFi) bằng cách so sánh các điều kiện kinh tế của các token nông nghiệp sinh lời với việc in tiền của Cục Dự trữ Liên bang. Canh tác có lợi nhuận cung cấp thanh khoản để tạo ra lãi suất dưới dạng mã thông báo, đã chinh phục cộng đồng tiền điện tử và gây ra sự bùng nổ DeFi.

Sự lạm phát nguồn cung triệt để của nhiều mã thông báo quản trị, lưu ý rằng điều này đang gây áp lực giảm giá của “mã thông báo được in liên tục để trả cho các nhà cung cấp thanh khoản”.

Tiềm năng trong tương lai của DeFi

Mọi thứ tăng trưởng.

Các dự án có nhiều cải tiến, sáng tạo.

Việc mở rộng có lẽ sẽ diễn ra sau khi các nâng cấp mới của ETH 2.0 hoàn thiện, hoặc với sự trợ giúp của các layer2, thậm chí các mạng blockchain mới. Điều này sẽ cho phép những người dùng mới tiếp cận DeFi. Nó cũng sẽ tạo ra các ứng dụng mới mà trước đây không khả thi vì phí mạng cao.

Sự cạnh tranh giữa DeFi trên layer 2, ETH2.0, DeFi trên Bitcoin và các chuỗi khác cũng sẽ được chú ý trong giai đoạn tới. Các giao thức có khả năng tương tác xuyên chuỗi sẽ trở nên thực sự quan trọng. Đó là lý do tại sao Polkadot lại trở nên hot gần đây.

Các lĩnh vực khác, chẳng hạn như bảo hiểm, vay không thế chấp, stablecoin thuật toán cũng đang được khám phá.

Dòng tiền đổ vào DeFi tăng dần theo thời gian. Cụ thể, giao dịch trên các sàn phi tập trung đã đạt ngưỡng hơn khối lượng giao dịch hơn 100 tỷ USD, điển hình là Uniswap đã vượt qua nhiều sàn giao dịch tập trung hiện tại. Tổng lượng giá trị khóa trong giao thức DeFi tăng dần theo thời gian. Giá trị vốn hóa của các tài sản nền tảng DeFi tăng theo thời gian. Những số liệu cho thấy sự phát triển nhanh chóng của DeFi thể hiện qua sức hút của các mặt báo cũng như lưu lượng truy cập tìm kiếm trên google.

Nhiều loại tài sản hơn có thể được DeFi hoá: DeFi mở ra nhiều ứng dụng hơn đối với các lĩnh vực mới hơn. Không chỉ dừng lại các lĩnh vực dịch vụ tài chính. DeFi được kỳ vọng là có thể dịch chuyển sự quan tâm của mọi người từ quá trình mua bán, đầu tư sang những ứng dụng cụ thể hơn như tiết kiệm, cho vay, cung cấp thanh khoản và tiếp cận các sản phẩm mã hóa NFT.

DeFi mở ra sự đa dạng các hệ sinh thái, các nền tảng blockchain khác nhau bắt đầu theo đuổi chiến lược xây dựng DApp nhằm lôi kéo người dùng sử dụng nền tảng của họ. Các giải pháp của hệ sinh thái mới giúp người dùng có nhiều lựa chọn hơn, tài sản trên mỗi hệ sinh thái phong phú hơn. Điều này khiến DeFi trở thành khái niệm quan trọng hơn bao giờ hết.

Nhật Linh

Nhật Linh

Link nội dung: https://btoday.vn/defi-la-gi-tai-chinh-phi-tap-trung-co-gi-dac-biet-a1291.html