Bảo hành và bảo dưỡng xe máy, ô tô có giống nhau?

Kim Ngưu
Bảo hành và bảo dưỡng xe là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, do đó, các chủ sở hữu nên chú ý để được đảm bảo quyền lợi trong quá trình sử dụng xe

Theo Khoản 6 và Khoản 7, Nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành 17/10/2017, bảo hành và bảo dưỡng xe được quy định rõ ràng như sau:

Bảo hành là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, doanh nghiệp nhập khẩu ôtô trong việc đảm bảo chất lượng ôtô đã bán ra trong điều kiện nhất định.

Bảo dưỡng là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ôtô.

Tóm lại, bảo hành xe là trách nhiệm của nhà sản xuất với những phụ tùng có vấn đề trong thời gian nhà sản xuất cam kết bảo hành như lỗi lắp ráp, lỗi phụ tùng. Ngược lại, bảo dưỡng xe là nghĩa vụ của chủ xe.

Bao-Duong-O-To

Bảo hành và bảo dưỡng xe máy, ô tô là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Làm gì để không phát sinh chi phí khi bảo dưỡng?

Kiểm tra lịch bảo dưỡng xe

Trước khi bảo dưỡng xe máy, ô tô, khách hàng nên xem lịch bảo dưỡng xe của hãng, đối chiếu số kilomet đã đi qua bảng đồng hồ cũng như các giấy tờ liên quan đến thời hạn bảo hành.

Thông thường, các xe mới sẽ được nhà sản xuất cam kết bảo hành trong vòng 1 - 2 năm. Thời gian này, nếu đưa đi bảo dưỡng xe, khách hàng sẽ hưởng được một số quyền lợi quy định về bảo hành, bảo dưỡng xe.

Vệ sinh, kiểm tra xe

Tiếp theo, trước khi đi bảo dưỡng xe, khách hàng nên vệ sinh, kiểm tra xe… Những bộ phận trên xe như đèn xe, lốp, mâm, dầu nhớt… cũng có thể kiểm tra trước.

Ví dụ, hệ thống đèn xe, khách hàng nên quan sát hệ thống đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan, đèn chiếu sáng bảng đồng hồ trung tâm… Kiểm tra các bóng đèn có còn hoạt động bình thường hay không? Cụm đèn có bị nứt vỡ hay không? Hay kiểm tra lốp xe xem có bị mòn, thành lốp bị phù… nên thay thế. Đây là bộ phận mà nhiều người bị “qua mặt” khuyên thay thế khi chưa cần thiết.

Kiểm tra xem bộ mâm (vành), nếu phát hiện chi tiết này bị rỉ sét thì khách hàng nên thay thế. Trong trường hợp, mâm xe bị cong, vênh… khi chạy xe sẽ có hiện tượng giật và thiếu sự êm ái. Chi phí thay thế bộ phận này khá đắt. Do đó, nếu độ cong, vênh không quá lớn, khách hàng nên chọn giải pháp ép lại mâm.

quy-trinh-bao-duong-o-to-dung-cach-hop-thoi-diem1582282191

Quan sát thợ sửa xe

Khi đưa xe tới đại lý bảo dưỡng ôtô, xe máy, đừng phó mặc tài sản của mình cho thợ sửa xe. Khi thợ sửa xe đề nghị thay thế một số bộ phận, khách hàng nên dành chút thời gian để kiểm tra xem bộ phận đó đã đến thời điểm được nhà sản xuất khuyến cáo chưa?

Một số bộ phận thường được thợ sửa xe khuyên nên thay như xích xe hay dây cu roa, bugi, bình ắc quy…

Lưu giữ hóa đơn, giấy bảo hành

Xe sau khi được bảo dưỡng, các chi tiết, phụ tùng thay thế sẽ được đại lý xuất hóa đơn, phiếu bảo hành. Trong trường hợp chẳng may xe gặp sự cố ở các bộ phận vừa thay thế, nếu không có các hóa đơn thanh toán hay giấy bảo hành phụ tùng, rất có thể khách hàng sẽ phải tốn thêm chi phí để khắc phục.

Tony Phạm (t/h)