Lãi suất ngân hàng nào cao nhất tháng 7/2021?

Trần Nhật Linh
Lãi suất ngân hàng OCB đang được niêm yết cao nhất với 8,2%/năm, áp dụng đối với khoản tiền gửi 500 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng.

Tăng lãi suất kỳ hạn dài

Chốt ngày 30/6, các mức lãi suất ngân hàng dừng tại qua đêm 1,14%; 1 tuần 1,34%; 1 tuần 1,44% và 1 tháng 1,54%. Theo Công ty Chứng khoán SSI dự báo, lãi suất tiền gửi có thể nhích tăng ngay từ đầu quý 3/2021 với mức tăng khoảng 0,5 điểm phần trăm.

Cụ thể, lãi suất ngân hàng OCB đang được niêm yết cao nhất trên thị trường, lên tới 8,2%/năm. Mức lãi suất này áp dụng cho khoản tiền gửi trên 500 tỷ đồng, kỳ hạn 13 tháng và được dựa theo biểu lãi suất cơ sở của ngân hàng.

Theo sau là ngân hàng ACB với mức lãi suất 7,4%/năm. Mức lãi suất này áp dụng cho các khoản tiết kiệm từ 30 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 13 tháng.

Tại ngân hàng Techcombank, gửi từ 200 tỷ trở lên ở kỳ hạn 12 tháng có lãi suất cao nhất là 7,1%/năm. Tại ngân hàng MSB, khách hàng gửi từ 200 tỷ đồng trở lên với kỳ hạn 12 tháng, 13 tháng sẽ được hưởng lãi suất cao nhất 7%/năm. 

Ở phía cuối của bảng xếp hạng là nhóm 4 ngân hàng thương mại nhà nước, trong đó BIDV, VietinBank, Agribank cùng có lãi suất cao nhất là 5,6%/năm.

lai-suat-ngan-hang
Thống kê cho thấy mặt bằng chung lãi suất các ngân hàng đang có dấu hiệu tăng trong tháng 7/2021.

Lãi suất ngân hàng Vietcombank trong tháng 7 có động thái tăng tại nhiều kỳ hạn gửi. Song mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng này vẫn ghi nhận được chỉ ở mức 5,5%/năm. Đây cũng đang là mức lãi suất huy động thấp nhất trong số 30 ngân hàng được khảo sát.

Lãi suất ngân hàng kỳ hạn ngắn như thế nào?

Đối với các khoản tiền gửi nhỏ, ở kỳ hạn 24 tháng, lãi suất ngân hàng VietABank là cao nhất với mức lãi suất 6,9%/năm. Tiếp sau là ngân hàng SCB có mức lãi suất 6,8%/năm, KienlongBank với 6,75%/năm, PVcombank với mức 6,6%/năm,…

Kỳ hạn 12 tháng, lãi suất ngân hàng CBBank là cao nhất lên tới 6,55%/năm. Tiếp sau là ngân hàng Kienlong Bank và VietABank đều có mức lãi suất là 6,5%/năm. Ngân hàng BaoVietBank có mức 6,4%/năm, TPbank và OCB 6%/năm.

Kỳ hạn 6 tháng, lãi suất ngân hàng OCB có mức lãi suất cao nhất với 5,5%/năm. 

Như vậy, để có lãi suất xấp xỉ 7%/năm, nếu không có khoản tiền lớn thì khách hàng buộc phải chọn kỳ hạn dài, chủ yếu là 2 năm trở lên.

Bên cạnh đó, lãi suất tại một số ngân hàng cũng có dấu hiệu giảm nhẹ. Điển hình, lãi suất ngân hàng Sacombank giảm lãi suất xuống còn 3%/năm; 3 tháng còn 3,4%/năm; 6 tháng còn 4,8%/năm, 12 tháng còn 5,5%/năm…

Lãi suất ngân hàng VPB cũng giảm nhẹ, kỳ hạn 1 tháng từ 3 - 3,4%/năm, 3 tháng từ 3,6 - 4%/năm. Đổi lại, lãi suất các kỳ hạn trên 6 tháng của ngân hàng này lại tăng, ví dụ mức lãi suất 6 tháng là 4,5 - 5%/năm; 12 tháng lên 6 - 6,5%/năm,…

Chỉ báo lãi suất các ngân hàng tăng cho thấy tiền không còn dồi dào như trước. Cùng với việc tăng cho vay nhưng huy động chậm, nhiều ngân hàng đang phải kéo co thanh khoản. Được biết, khoảng 10 ngân hàng đã nộp đơn xin phép nới room tín dụng và Ngân hàng Nhà nước đang xem xét.

Nhật Linh

Nhật Linh