Danh sách 10 tỉnh, thành sở hữu ô tô nhiều nhất: Không có TP.HCM

Trần Nhật Linh
TP.HCM mặc dù là đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng không nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành có tỉ lệ dân sở hữu ô tô nhiều nhất Việt Nam.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến năm 2019 - trước khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, các phương tiện cá nhân có động cơ như mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện và ô tô là phương tiện chủ yếu người dân trong nước sử dụng cho mục đích di chuyển, với 88% hộ sử dụng.

Tỉ lệ hộ sử dụng phương tiện cá nhân ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn. TP.HCM, Bình Dương, Đà Nẵng, Tây Ninh là những địa phương có tỉ lệ sử dụng phương tiện xe cá nhân cao nhất, trên 94%.

Đối với ô tô, tỉ lệ hộ gia đình sở hữu ô tô toàn quốc chỉ có 5,7%. Khu vực thành thị có tỉ lệ 9,5%, cấp gần 3 lần so với nông thôn (3,6%). Đồng bằng sông Hồng là vùng có nhiều hộ gia đình sở hữu ô tô nhất, đến 7,5%. Các vùng kinh tế còn lại có tỉ lệ chênh lệch không nhiều. Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 2,5% hộ có xe 4 bánh trở lên.

so-huu-o-to
TP.HCM chỉ đứng thứ 13 trong danh sách 10 tỉnh, thành sở hữu ô tô nhiều nhất cả nước.

Điều đặc biệt là trong số 10 tỉnh, thành có tỉ lệ hộ gia đình sở hữu ô tô cao nhất cả nước, TP.HCM không có tên. TP.HCM chỉ xếp thứ 13 trong bảng xếp hạng này dù là đầu tàu kinh tế cả nước. Danh sách 10 tỉnh, thành phố có người dân sở hữu ô tô nhiều nhất là: Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bà Rịa - Vũng Tàu Lào Cai, Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn.

Riêng xe máy, tính đến tháng 4/2019, cả nước có 87,8% hộ gia đình sử dụng xe máy (tính cả xe điện các loại). Đông Nam Bộ là vùng có hộ gia đình sử dụng xe máy nhiều nhất, với 94,1%. Trong số 10 tỉnh, thành dẫn đầu về tỉ lệ hộ gia đình sử dụng xe máy, có đến 6 tỉnh, thành thuộc Đông Nam Bộ. Đây là điều dễ hiểu khi các tỉnh Đông Nam Bộ là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nhiều khu công nghiệp, người lao động tạm trú từ các tỉnh đổ về rất đông.

Nhật Linh

Nhật Linh