Theo Hiệp Hội môi giới BĐS Việt Nam, hiện tượng sốt đất diễn ra khắp nơi, giá tăng chóng mặt, trung bình tăng 10% sau một tháng. Có một số nơi tăng gấp đôi, gấp ba chỉ trong vòng 1 đến 2 tháng. Ngoài các nhà đầu tư có tính chuyên nghiệp một số người dân cũng lao vào đầu tư đất, họ bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để rút tiền tiết kiệm, huy động vốn, thậm chí vay vốn ngân hàng để đầu tư.
Thanh Hóa giá đất các nơi hầu hết đều tăng đột biến, đặc biệt đất nền khu vực thành phố Thanh Hóa, Sầm Sơn, và một số khu vực quanh các dự án lớn ở Hải Tiến,Quảng Xương, Tĩnh Gia và một số huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Như Thanh…. Tự nhiên tăng đột biến trung bình khoảng 50-60% so với cuối năm 2020. Đặc biệt các lô đất ở khu vực xấu, hạ tầng kém, ở trong ngõ, đất ở các xã một số huyện cũng đột nhiên tăng giá có nhiều người, nhiều đoàn tìm hỏi mua.
Trước tình hình đó các bộ, ngành trung ương cũng như tỉnh Thanh Hóa đã kịp thời chấn chỉnh thị trường BĐS bắt đầu giảm nhiệt. Ở một số điểm nóng, khu đắc địa không còn cảnh mua bán nhộn nhịp, sang tay như trước thị trường đang có dấu hiệu giảm sức nóng.
Đang thời điểm nóng , theo các chuyên gia các nhà đầu tư cần nghiên cứu thận trọng và hướng đến đầu tư lâu dài với những sản phẩm bất đông sản có giá trị thực cùng lợi nhuận lớn có chu kỳ tăng từ 2-3 năm, chứ không kỳ vọng lợi nhuận lớn một cách tức thì.
Thanh Hóa thời gian vừa qua thị trường bất động sản sốt, giá thị trường tăng chóng mặt chỉ mang tính ngắn hạn, cục bộ, giờ tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn là điển nóng, giá vẫn còn tăng, bởi Thanh Hóa là một tỉnh lớn đầy tiềm năng đặc biệt đang là cực tăng trưởng mới như hiện nay. Thời điểm này giới đầu tư cẩn trọng hơn, họ bắt đầu quay lại lựa chọn sản phẩm mang tính bền vững, kết cấu hạ tầng tốt, đảm bảo về pháp lý, vị trí trung tâm, đắc địa có giá trị sử dụng ngay, tránh đầu tư vào sảm phẩn tiềm năng, chưa có giá trị thực.
Theo Báo Thanh Hóa