Ảnh minh họa.
1. Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
4. Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 82 (Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng) của Luật này.
5. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định tại các điều 95 (Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới), 96 (Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình) và 97 (Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình) của luật này.
Hạ Nhiên/Báo Xây Dựng
Link nội dung: https://btoday.vn/dieu-kien-cap-giay-phep-xay-dung-doi-voi-cong-trinh-trong-do-thi-a288.html