Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định ra sao?

Tại Việt Nam đã có những quy định về việc sở hữu nhà ở trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận của các bên, dưới đây là thông tin chi tiết.

1-sang-ten

Ngoài những trường hợp sở hữu nhà ở ổn định lâu dài như nhà ở riêng lẻ xây trên đất ở của hộ gia đình, cá nhân hoặc chung cư có thời hạn theo thời hạn của dự án đầu tư xây dựng nhà ở (được xem xét gia hạn) thì có một số trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.

Theo đó, căn cứ Khoản 1 Điều 123 Luật Nhà ở 2014 được hướng dẫn bởi Điều 73 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, bên bán được bán nhà ở gắn với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở hoặc quyền thuê đất ở có nhà ở cho bên mua trong một thời hạn nhất định.

Trong thời hạn sở hữu nhà ở và sử dụng đất ở theo thỏa thuận của các bên thì bên bán không được đơn phương chấm dứt hợp đồng, trừ trường hợp 2 bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn trong trường hợp trên thì 2 bên thỏa thuận cụ thể các nội dung sau:

- Thời hạn bên mua được sở hữu nhà ở;

- Quyền, nghĩa vụ của bên mua trong thời hạn sở hữu nhà ở đó;

- Trách nhiệm đăng ký và cấp giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) cho bên mua;

- Việc bàn giao lại nhà ở gắn với quyền sử dụng đất ở và người nhận bàn giao lại nhà ở đó sau khi hết hạn sở hữu;

- Việc xử lý giấy chứng nhận đã cấp khi hết hạn sở hữu và trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện hợp đồng mua bán nhà ở.

Trong trường hợp 2 bên có thỏa thuận về việc bên mua nhà ở được quyền bán, để thừa kế, góp vốn bằng nhà ở trong thời hạn sở hữu nhà ở thì bên mua lại, bên được thừa kế, bên nhận tặng cho, bên nhận góp vốn chỉ được sở hữu nhà ở đó theo thời hạn mà bên mua nhà ở lần đầu đã thỏa thuận với chủ sở hữu lần đầu.

Minh Đạo (t/h)

Minh Đạo

Link nội dung: https://btoday.vn/thoi-han-so-huu-nha-o-tai-viet-nam-duoc-quy-dinh-ra-sao-a1222.html