Những điều cần biết về hành vi vi phạm bản quyền Tác giả tại Việt Nam

Admin
Hành vi vi phạm bản quyền tác giả tại Việt Nam là hành vi trái pháp luật được ghi nhận tại Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Vậy, cùng bài viết dưới đây tìm hiểu vi phạm bản quyền là gì? Hình thức xử lý vi phạm bản quyền tác giả như thế nào nhé!

Khái niệm vi phạm bản quyền tác giả

Vi phạm bản quyền (copyright infringement) là việc sử dụng các tác phẩm được bảo hộ bản quyền trái phép. Do đó vi phạm một số quyền độc quyền được cấp cho chủ bản quyền như sao chép, phân phối, hiển thị hoặc thực hiện công việc được bảo vệ hoặc để thực hiện.

Chủ bản quyền thường là người tạo ra các tác phẩm, nhà xuất bản hoặc doanh nghiệp khác được giao bản quyền. Chủ bản quyền thường xuyên viện dẫn các biện pháp pháp lý, công nghệ nhằm ngăn chặn và xử phạt vi phạm bản quyền.

Ban quyen tac gia

 

Vi phạm bản quyền cần xét đến từng yếu tố cho một hành vi cụ thể để có thể nhận định được chính xác về hành vi xâm phạm bản quyền tác giả của tác phẩm. Cần lưu ý rằng, chỉ có các đối tượng thuộc phạm vi được bảo hộ quyền tác giả mới là đối tượng bị xem xét để xác định có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả. Việc xác định đối tượng được bảo hộ thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng chỉ chứng minh căn cứ phát sinh xác lập quyền theo quy định pháp luật hiện hành.

Các tác phẩm cần tuân thủ bản quyền tác giả hiện nay

Quyền sở hữu bản quyền cấp cho chủ sở hữu quyền duy nhất để sử dụng tác phẩm, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Khi một người tạo tác phẩm gốc, cố định trong môi trường hữu hình, họ mặc nhiên được sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Nhiều loại tác phẩm có đủ điều kiện bảo vệ bản quyền bao gồm:

● Tác phẩm nghe, nhìn ví dụ như chương trình truyền hình, phim, video trực tuyến.

● Bản ghi âm thanh, bản soạn nhạc.

● Tác phẩm viết như bài giảng, các bài báo, sách, bản soạn nhạc.

● Tác phẩm trực quan như áp phích, quảng cáo, bức tranh.

● Trò chơi video, các phần mềm máy tính.

● Tác phẩm kịch điển hình như nhạc và kịch.

Hành vi vi phạm bản quyền bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp xâm phạm bản quyền tác giả có thể bị phạt hành chính:

● Phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây thiệt hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

● Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây hại đến danh dự, uy tín của tác giả.

● Phạt tiền từ 15 đến 35 triệu đối với hành vi sao chép các tác phẩm mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả.

Cùng với việc nộp phạt, người vi phạm bản quyền tác giả phải thực hiện các biện pháp khắc phục hiệu quả là:

● Buộc cải chính công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thông tin sai sự thật đối với các hành vi vi phạm kể trên.

● Buộc phải dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên các trang mạng xã hội, kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm bản quyền kể trên.

Picture1

 

Đối với các hành vi vi phạm bản quyền tác giả, người thực hiện sửa chữa, sao chép và những hành vi khác khi chưa có sự đồng ý hoặc cho phép của chủ sở hữu sẽ bị xử phạt với mức phạt cao nhất lên đến 35 triệu đồng và bị áp dụng các hình thức khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, hành vi vi phạm bản quyền xảy ra rất nhiều trong cuộc sống. Hành vi này không chỉ thu lợi nhuận bất hợp pháp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu tác giả. Vi phạm bản quyền là một hành vi xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể nên sẽ bị xử lý hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Khôi Nguyên (TH)