Theo đó, Meta khẳng định khiếu nại về bản quyền của các tác giả sẽ thất bại vì họ không thể chứng minh rằng Llama đã tạo ra văn bản gần giống với tác phẩm của họ. Meta cũng cho biết, các tác giả đã không thể lập luận rằng mã hoặc đầu ra phần mềm của Llama về cơ bản giống với tác phẩm của họ, một yếu tố "cơ bản" của vi phạm bản quyền.
Meta cho biết: “Các nguyên đơn đưa ra quan điểm sai lầm rằng mọi đầu ra được tạo ra bằng LlamA đều dựa trên thông tin biểu cảm được trích xuất từ sách của Nguyên đơn và do đó là tác phẩm phái sinh vi phạm của mỗi cuốn sách đó”. "Khu vực thứ chín đã bác bỏ lập luận này là phù phiếm và nó vô nghĩa".
Meta cũng cho biết sách của các tác giả chiếm "chưa đến một phần triệu" tài liệu được sử dụng để huấn luyện Llama.
Tập đoàn này cũng cho biết họ đã thực hiện "nguyên tắc sử dụng hợp lý (Fair Use) có chọn lọc" các cuốn sách khi đào tạo AI của mình. Các chứng cứ chứng minh cho tuyên bố này sẽ được Meta trình lên trong một hồ sơ đầy đủ vào thời gian sớm nhất.
Trước đó, Diễn viên hài Sarah Silverman, Richard Kadrey, Christopher Golden đã đệ trình đơn kiện lên tòa án liên bang San Francisco (Mỹ), cáo buộc công ty mẹ Facebook và nhà sản xuất ChatGPT sử dụng tài liệu có bản quyền để huấn luyện chatbot AI. Cụ thể, họ cáo buộc Meta Platforms và OpenAI đã sử dụng sách của họ mà không được phép để phát triển mô hình ngôn ngữ lớn, công cụ mạnh mẽ để tự động hóa các tác vụ bằng cách tái tạo cuộc trò chuyện giống con người.
Vụ kiện chống lại OpenAI cáo buộc rằng bản tóm tắt các tác phẩm của nguyên đơn do ChatGPT tạo ra cho thấy chatbot AI này đã được huấn luyện bằng nội dung có bản quyền của họ.
Llama 2, mô hình ngôn ngữ lớn đầu tiên mà Meta cung cấp công khai cho mục đích thương mại, được sử dụng miễn phí cho các công ty có ít hơn 700 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.
Bản phát hành Llama 2 được coi là một công cụ tiềm năng thay đổi cuộc chơi trong thị trường mới nổi dành cho phần mềm AI tổng quát, và được đánh giá có khả năng lật đổ sự thống trị ban đầu của các công cụ AI trả phí từ những ông lớn như OpenAI và Google.
Các tác giả đã nộp đơn kiện Meta và OpenAI lên tòa án vào tháng 7. Họ lập luận rằng việc sử dụng tác phẩm của họ để huấn luyện các mô hình ngôn ngữ AI của công ty phản ứng với các lệnh hỏi của người dùng đã vi phạm bản quyền của họ.
Các vụ kiện này là sốt ít trong loạt khiếu nại pháp lý do chủ sở hữu bản quyền và những người khác đệ trình chống lại các công ty bao gồm Google, Microsoft và Stability AI về hoạt động đào tạo AI của họ.
Nguyên tắc Fair use, hay còn gọi là nguyên tắc sử dụng hợp lý được ghi nhận trong Luật bản quyền Hoa Kì, thông thường để xem xét việc sử dụng hợp lý trên 4 tiêu chí:
(1) Căn cứ vào mục đích và đặc điểm sử dụng. Việc sử dụng được coi là hợp lý nếu sử dụng vào mục đích phi lợi nhuận.
(2) Tác phẩm có bản quyền.
(3) Số lượng tư liệu được sử dụng.
(4) Việc sử dụng không ảnh hưởng đến mức thay thế tác phẩm gốc.
Như vậy, Nguyên tắc Fair use cho phép trích dẫn hoặc sao chép các tư liệu của người khác đã đăng ký bản quyền một cách phi lợi nhuận mà không cần xin phép.
Nguyên tắc Fair use cho phép sử dụng tư liệu với các hình thức sau:
– Trích dẫn tác phẩm với mục đích minh hoặc bình luận.
– Sự dụng tư liệu cho mục đích phóng sự.
– Sử dụng với mục đích nghiên cứu.
– Sử dụng cho mục đích giáo dục, không nhằm mục đích lợi nhuận.
– Nhắc lại không làm thay đổi nội dung.
Tóm lại, nguyên tắc fair use trong pháp luật sở hữu trí tuệ yêu cầu người sử dụng tư liệu không xin phép không nhằm mục đích thu lợi nhuận và trên cơ sở tôn trọng bản quyền.
Nguyên tắc fair use là một nguyên tắc cơ bản trong pháp luật về sở hữu trí tuệ. Mặc dù nguyên tắc này chưa được ghi nhận chính thức trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, tuy vậy pháp luật hiện hành cũng có các quy định đảm bảo nguyên tắc này. Điều này cho thấy sự tiến bộ, hợp lý của các quy định hiện hành. Nguyên tắc fair use được thể hiện tương đối rõ nét tại điều 25, Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau:
“Điều 25. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;
b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;
c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;
d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;
đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;
e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;
g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;
h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;
i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;
k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.
2.Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.
3.Các quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.”
Thái An