Hãng xe Trung Quốc có số lượng bằng sáng chế cao cấp 16 lần so với Tesla

Admin
(SHTT) - Hãng xe điện hàng đầu Trung Quốc BYD đã có số lượng bằng sáng chế nhiều gấp 16 lần so với đối thủ Tesla trong vòng 20 năm qua. Đây được xem là một động thái dùng chế tài quốc tế để bảo vệ kỹ thuật trước rủi ro bị sao chép.

Được biết, từ khi thành lập vào năm 2003 đến năm 2022, Tesla đã nộp đơn đăng ký 836 bằng sáng chế, trong khi BYD đã nộp hơn 13.000 bằng sáng chế trong cùng khoảng thời gian. Thương hiệu đến từ Trung Quốc sử dụng các khung pháp lý để bảo vệ công nghệ pin độc quyền, trong khi đứa con cưng của tỷ phú Elon Musk dựa vào các tiến bộ trong công nghệ chế tác để đối thủ không thể sao chép được.

Ông Hideto Kono, luật sư chuyên về bằng sáng chế, nhận xét lẽ ra một hãng xe cỡ lớn như Tesla thường sẽ phải nộp số lượng “gấp 10 lần như thế”.

Trong khi đó, hơn một nửa số đăng ký bản quyền của BYD là liên quan đến lĩnh vực ắc quy khi hãng xe điện này phát triển theo chiều dọc, nghĩa là tự sản xuất ắc quy để hạ chi phí làm ô tô điện. Bên cạnh đó, BYD cũng đăng ký nhiều công nghệ sản xuất khác giúp giảm chi phí trong chuỗi cung ứng của mình.

BYD cũng phát triển các công nghệ mới cho quá trình sản xuất-lắp ráp, ví dụ như tích hợp nền tảng điện tử 3.0 trong quá trình lắp ắc quy vào thân xe, qua đó giúp giảm chi phí.

Tờ Nikkei nhận định hiện Trung Quốc mỗi năm ghi nhận hơn 10.000 vụ kiện bản quyền sáng chế so với chỉ 3.000-4.000 ở Mỹ và 100 ở Nhật Bản. Chính điều rủi ro bị ăn cắp công nghệ quá nhiều tại Trung Quốc đã càng thúc đẩy các công ty như BYD tích cực đăng ký bản quyền bất cứ khi nào có thể.

Sang che

 

Với Tesla, công nghệ sản xuất mới chỉ được sử dụng trong các nhà máy, giảm nguy cơ bị các đối thủ không thể sao chép được.

Mặc dù việc xin cấp bằng sáng chế cho phép độc quyền sử dụng một công nghệ trong một khoảng thời gian nhất định nhưng thông tin chi tiết phải được công khai, làm tăng nguy cơ bị bắt chước. Kono cho biết: “Các công nghệ liên quan đến sản xuất thường không được cấp bằng sáng chế”.

Vì việc phát triển phần mềm sử dụng nhiều thông tin có sẵn công khai nên cần ít bằng sáng chế hơn trong lĩnh vực đó.

Được biết, Tesla đang dẫn đầu ngành trong việc giảm chi phí xe điện thông qua đổi mới sản xuất, chẳng hạn như công nghệ gigacasting, trong đó một máy đúc nhôm khổng lồ tạo ra một bộ phận thân xe lớn mà theo truyền thống sẽ bao gồm nhiều bộ phận nhỏ hơn. Model Y đã thay thế 171 bộ phận tấm thép bằng hai bộ phận lớn bằng nhôm.

Liên quan đến thị trường xe điện, có thể thấy, Trung Quốc không hề ngần ngại chi hàng tỷ Nhân dân tệ để trợ cấp ngành công nghiệp ô tô điện, tạo nên những bước đột phá khiến thế giới phải dè chừng. 

Trong số hơn 5.000 công ty được niêm yết tại Trung Quốc đại lục, có 5 trong số 10 công ty nhận trợ cấp chính phủ nhiều nhất trong nửa đầu năm 2023 là các công ty sản xuất xe điện hoặc ngành công nghiệp phụ trợ cho ô tô điện, dựa trên tổ chức tổng hợp Wind và khảo sát của tờ The Nikkei. 

Đứng đầu danh sách là ông lớn về pin xe điện – Tập đoàn CATL, nhận tổng cộng 2,85 tỷ Nhân dân tệ từ trợ cấp của chính phủ, tương đương khoảng 391 triệu Đô la trong 6 tháng đầu năm, tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

Các đầu tư này cho thấy rõ ràng, Trung Quốc không chỉ đơn thuần đầu tư cho ngành công nghiệp sản xuất xe điện mà họ còn đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế tạo phụ trợ, đặc biệt trọng tâm là ngành chế tạo pin Lithium-Ion dùng trong xe điện. 

Chiến lược này nhằm không chỉ phục vụ pin sản xuất xe điện trong nước mà hướng tới xuất khẩu, trở thành một thế lực lớn của ngành pin xe điện thế giới. Từ đó, công nghiệp sản xuất pin Trung Quốc dễ dàng thống lĩnh các thị trường và tác động đến các hãng xe có hợp tác ở nước ngoài.

Hương Mi