5G đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số

Admin
(SHTT) - Ông Hidetaka Shiraishi, Giám đốc cấp cao tiếp thị và triển khai 5G trên toàn cầu của Huawei Technologies cho rằng: “5G là một yếu tố quan trọng của chuyển đổi số. Nhưng 5G thậm chí còn có nhiều giá trị hơn thế. Thực tế, 5G đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số".

Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Công nghệ Dịch vụ, Cục Viễn Thông (Bộ Thông tin Và Truyền thông) khẳng định: "Mạng 5G rất quan trọng, việc xây dựng nhanh chóng hạ tầng cho dịch vụ này sẽ mang tính kết nối công nghệ số, liên thông tất cả các lĩnh vực, người dân được tiếp cận sử dụng hòa nhập với xã hội số, kinh tế số mà Việt Nam đang đẩy nhanh thực hiện". 

8

Ông Hidetaka Shiraishi, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển 5G, Tập đoàn Công nghệ Huawei 

Trong buổi tọa đàm, ông Hidetaka Shiraishl, Giám đốc Tiếp thị và Phát triển 5G, Tập đoàn Công nghệ Huawei chia sẻ những lợi ích từ công nghệ 5G trong cuộc sống và hy vọng Việt Nam sớm trở thành quốc gia dẫn đầu trong khu vực về dịch vụ này. 

"Những năm gần đây, xu hướng chuyển đổi số toàn cầu dẫn đến phạm vi người tiêu dùng thay đổi rất nhiều. Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến chúng ta thay đổi các làm việc, sử dụng phương tiện truyền thông để trao đổi thông tin hay truyền dữ liệu đều yêu cầu một tốc độ nhanh hơn.

Để tạo ra sự thay đổi mô hình chuyển đổi số, dữ liệu là tài nguyên cốt lõi và mạng 5G là yếu tố đóng góp quan trọng trong quá trình này", ông Hidetaka Shiraishl cho biết. 

Trên thế giới, mạng 5G giúp các ngành công nghiệp tích hợp dịch vụ đám mây, truyền thông đã tăng theo cấp số nhân, ngành giao thông vận tải, logistic cũng phát triển nhanh chóng. Điều này đóng góp lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Dẫn chứng về lợi ích từ mạng 5G, ông Hidetaka Shiraishi chia sẻ: "“5G là một yếu tố quan trọng của chuyển đổi số. Nhưng 5G thậm chí còn có nhiều giá trị hơn thế. Thực tế, 5G đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế số. Giá trị từ công nghệ 5G tác động đến kinh tế số trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC), nâng cao giá trị lĩnh vực sản xuất, khai khoáng, y tế và phát triển thành phố thông minh. 

Cơ sở hạ tầng này tạo ra sự kết nối giữa con người với máy móc, tự động hóa trong sản xuất. Trong năm 2022, 5G giúp thu nhập bình quân đầu người (GDP) khu vực APAC tăng 4,8% và tạo ra 11 triệu việc làm".

Theo ông Shiraishi, công nghệ 5G thành công trong khu vực APAC và nó sẽ thành công trên toàn thế giới. 5G mang lại việc làm mới được, kinh tế tăng trưởng, các loại hình kinh doanh phát triển mạnh mẽ như giao đồ ăn, thương mại điện tử bằng hình thức bán hàng livestream và dịch vụ xe công nghệ khác.

Tại một số quốc gia, thành phố như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông (Trung Quốc) đã xác định công nghệ 5G như một chiến lược phát triển.

Họ đưa công nghệ này vào nhiều lĩnh vực như dự báo thời tiết, thiên tai; quản lý giao thông; tự động hóa trong sản xuất như lắp ráp do robot đảm nhiệm; phục vụ tại các cảng biển bằng việc vận chuyển các thùng container, hoàn toàn không cần sự can thiệp từ con người.

Dự báo năm 2030, mạng 5G đem lại doanh thu khoảng 1,5 tỷ USD cho các doanh nghiệp tại Việt Nam và đóng góp GDP của Việt Nam tăng 7,3% vào năm 2050. 

TH